Lần đầu tiên Alaska hủy bỏ mùa đánh bắt cua tuyết
Một lượng lớn cua tuyết tại vùng biển Alaska ở Mỹ đang dần biến mất nhanh chóng, và điều này buộc Alaska phải hủy bỏ mùa đánh bắt cua tuyết lần đầu tiên trên biển Bering. Việc từ bỏ mùa đánh bắt đem lại lợi nhuận khổng lồ này đã tạo nên tác động rất lớn đến nhiều ngư dân.
Các quan chức năng cho biết rằng, khoảng một tỷ con cua tuyết đã biến mất khỏi vùng biển tại phía Bắc trong hai năm qua. Số lượng cua biến mất không chỉ tác động đến ngư dân nơi đây mà còn là dấu hiệu cho sự thay đổi về môi trường tại vùng biển Alaska.
Vậy nguyên nhân là vì đâu?
Thực trạng này đã giáng một đòn nặng nề đến ngành công nghiệp cua ở Alaska, tệ hơn là có thể khiến nhiều ngư dân buộc phải rời bỏ nghề đánh bắt hải sản. Vậy nguyên nhân là vì đâu?
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn trong việc này để xác minh chính xác hơn điều gì đã gây ra thực trạng đáng buồn của cua tuyết trong năm nay. Sự việc xảy ra từ khi vùng biển Bering hứng chịu một đợt nắng nóng kỷ lục vào năm 2019 và ngay sau đó là hệ quả số lượng cua giảm dần.
Vì hệ quả của việc biến đổi khí hậu mà Alaska trở thành một trong những địa điểm đang ấm hơn so với trước đây. Nhiều nhà khoa học đang nghi ngờ rằng, việc nhiệt độ nước tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến loài cua nổi tiếng này dần biến mất.
Theo báo cáo từ Viện Tiếp thị Thủy sản Alaska – cơ quan quảng bá thủy sản thì ngành đánh bắt cua tại Alaska có giá trị hơn 200 triệu USD. Trong đó, cua hoàng đế sẽ có giá trị cao hơn, bạn sẽ thưởng thức một con cua trong nhà hàng có thể lên đến hàng trăm USD.
Tuy nhiên, cũng giống như cua tuyết vụ thu hoạch cua hoàng đế mùa này cũng bị hủy bỏ lần hai do số lượng cua cái trưởng thành rất thấp. Thông thường sẽ cần ít nhất 8,4 triệu con cái trưởng thành để có thể đánh bắt nhưng đến nay vẫn không thể đảm bảo được con số như trên.
Ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lệnh cấm ban hành?
Việc đưa ra quyết định về vấn đề hủy bỏ mùa đánh bắt, các quan chức tại Alaska cho biết họ đã tham khảo ý kiến từ các bên liên quan. Họ cho rằng việc này sẽ tác động mạnh đến những người đánh bắt và cả cộng đồng lẫn thị trường kinh tế, nhưng vẫn nhấn mạnh việc cân bằng giữa kinh tế và bảo tồn.
Dean Gribble Sr. – thuyền trưởng của một tàu đánh bắt cua đã cho biết rằng: “Lệnh cấm sẽ thay đổi cuộc đời của nhiều người, bởi trong số gia đình đó con cái của họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ra khơi”.
Alaska sẽ là vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự suy giảm số lượng cua tuyết, đồng thời các tàu đánh bắt ở Washington và Oregon cũng bị tác động rất nhiều.
Nhiều gia đình đánh bắt cua thuộc thế hệ thứ 2 và thứ 3 bị buộc phải đóng cửa kinh doanh do quyết định ngừng đánh bắt nhằm phục hồi lượng cua biển. Việc trở thành một ngư dân không đơn thuần chỉ là một công việc mà đó còn được xem là một phong tục truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ.
Tình trạng này đang khiến nhiều gia đình ngư dân tự hỏi rằng liệu họ có thể truyền lại di sản của mình cho các thế hệ tiếp theo không, khi chính hiện trạng ngày nay khiến họ cảm thấy bất ổn trong việc duy trì công việc đánh bắt này.
Không chỉ các thuyền viên và gia đình họ đang ở tình trạng đáng báo động, mà các nhà máy chế biến cua và các nhà hàng cũng đang dần rơi vào tình trạng khan hiếm hàng để có thể cung cấp thực phẩm đến các thực khách của mình. Vào năm 2020 chỉ còn 7 nhà máy chế biến cua hoạt động, trong khi năm 2006 có đến 19 nhà máy hoạt động liên tục.
Nhiều chủ sở hữu của siêu thị, cửa hàng hải sản cũng rất lo lắng cho vấn đề cung cấp thực phẩm của tuyết trong những ngày lễ cuối năm liệu có đủ hay không. Chính vì vậy, người tiêu dùng để có thể thưởng thức những món cua tuyết cao cấp và đầy thơm ngon có lẽ cần phải chờ đợi trong một thời gian dài nữa.
Có thể nói, trong một thời gian sắp tới cua tuyết sẽ là một món ăn mà “có tiền cũng không mua được”. Và có một tin vui đến những người đam mê hải sản đặc biệt là món cua tuyết, thì The Alaska Prime đã chốt đơn hàng Chân Cua Tuyết cuối cùng của năm 2022, dự kiến thời gian khoảng 1 đến 2 tháng Chân Cua Tuyết sẽ cập bến tại cửa hàng. Hãy cùng theo dõi The Alaska Prime để đặt hàng ngay thực phẩm “quý hiếm” này nhé!